Đồng
chí Bùi Trọng Lân, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên, phát
biểu khai mạc Lớp tập huấn về công tác cải cách hành chính
Cải cách hành chính là một chủ trương lớn và luôn được
Đảng, Nhà nước ta quan tâm, xác định là khâu đột phá trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiện nay, các bộ, ngành, địa phương đang triển
khai thực hiện quyết liệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2021 - 2030 ban hành kèm theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021
của Chính phủ. Đối với tỉnh Phú Yên, mặc dù Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có những
chỉ đạo điều hành quyết liệt nhằm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải
thiện các Chỉ số liên quan đến công tác cải cách hành chính của tỉnh; nhưng
trong những năm qua, các Chỉ số có liên quan đến công tác cải cách hành chính vẫn
thuộc nhóm các tỉnh, thành phố xếp vị thứ thấp, thấp nhất cả nước. Để thực
hiện tốt công tác cải cách hành chính, nâng cao thứ hạng các chỉ số trong những
năm tới, ngoài sự quyết tâm của lãnh đạo các cấp trong chỉ đạo, điều hành thì công chức, viên chức phụ trách tham mưu
công tác cải cách hành chính tại các cơ quan, địa phương cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc triển khai thực hiện thành công các nội dung công tác cải cách
hành chính.
Khai giảng lớp tập huấn về công tác cải cách hành chính dành cho công chức
cấp xã
Với thời gian 03 ngày, với chủ đề tập huấn Nghiệp vụ công tác Cải cách hành chính và kỹ
năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính
đối với công chức đang công tác tại UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn
tỉnh cùng các giảng viên, báo cáo viên nghiên cứu, trao đổi các nội dung:
- Chuyên đề 1: Kỹ năng xây dựng
kế hoạch cải cách hành chính cấp xã (Các căn cứ , phương pháp, kỹ năng xây dựng
kế hoạch cải cách hành chính cho chính quyền cấp xã);
- Chuyên đề 2: Kỹ năng theo dõi, đánh
giá cải cách hành chính (Kỹ năng thực hiện chế độ báo cáo theo dõi, đánh giá
cải cách hành chính của chính quyền cấp xã; các giải pháp của chính quyền cấp
xã nhằm nâng cao Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành
chính công, Chỉ số hài lòng của tổ chức và cá nhân đối với sự phục vụ của cơ
quan hành chính Nhà nước);
- Chuyên đề 3: Kỹ năng ứng dụng
công nghệ thông tin trong giải quyết hồ sơ TTHC (kỹ năng số hóa hồ sơ, kết quả
giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện
tử; kỹ năng thực hiện Dịch vụ công trực tuyến của chính quyền cấp xã trên môi
trường mạng).
Thạc sỹ Phạm Nhật Cường, Giảng viên Học viện hành chính Quốc
Gia, trao đổi về công tác cải cách hành chính tại
lớp tập huấn dành cho công chức cấp xã
Đối với học viên là công chức, viên chức đang công tác tại các sở, ban, ngành
và UBND cấp huyện, với chủ đề tập huấn Kỹ năng xây dựng kế hoạch và triển khai công tác theo dõi, đánh giá cải cách hành chính, nghiệp vụ công tác cải cách hành chính năm 2023, sẽ được nghiên cứu, trao đổi các chuyên đề:
- Chuyên đề 1: Kỹ năng xây dựng
kế hoạch cải cách hành chính (Các căn cứ, phương pháp xây dựng kế hoạch cải
cách hành chính dựa theo kết quả và sử dụng khung logic; áp dụng kỹ năng xây
dựng kế hoạch cải cách hành chính cho tỉnh Phú Yên);
- Chuyên đề 2: Kỹ năng theo dõi, đánh
giá cải cách hành chính (Kỹ năng xây dựng chế độ báo cáo theo dõi, đánh giá cải
cách hành chính; kỹ năng xây dựng Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành
chính; Kỹ năng tổng hợp số liệu, thực hiện thẩm định, đánh giá cải cách hành
chính cho tỉnh Phú Yên);
- Chuyên đề 3: Kỹ năng truyền
thông, tuyên truyền về cải cách hành chính để nâng cao Chỉ số cải cách hành
chính của tỉnh Phú Yên (Phân tích chỉ số PAPI năm 2022 của tỉnh Phú Yên; phân
tích Chỉ số PAR INDEX năm 2022 của tỉnh Phú Yên; kỹ năng truyền thông, tuyên
truyền, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp khắc phục những tồn tại hạn chế để nâng
cao chỉ số PAPI, Chỉ số PAR INDEX năm 2023 và các năm tiếp theo).
Thạc sỹ Nguyễn Đặng Phương Truyền, Giảng viên Học
viện hành chính Quốc gia, trao đổi về công
tác cải cách hành chính tại lớp tập huấn dành cho công chức, viên chức cấp
huyện và các sở, ban, ngành cấp tỉnh
Trong bối
cảnh Đảng và Nhà nước quan tâm đẩy mạnh cải cách hành chính một cách toàn diện,
đồng bộ ở nhiều mặt nhiều lĩnh vực, đòi hỏi bộ phận tham mưu ngoài kiến thức
chuyên môn, từ đó tham mưu có hiệu quả các nhiệm vụ trong công tác cải cách
hành chính. Việc trang bị, cập nhật kịp thời các
kỹ năng, kiến thức về nghiệp vụ cải
cách hành chính và các kỹ năng khác có liên quan cho đội ngũ công chức, viên
chức thực hiện công tác cải cách hành chính ở các cơ quan, địa phương là một
yêu cầu cần thiết, đặc biệt là kỹ năng
ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết hồ sơ TTHC trong thời đại 4.0 đối
với công chức công chức cấp xã càng cần được quan tâm, đẩy mạnh vì đây là bộ
phận thường xuyên làm việc, tiếp xúc, xử lý hồ sơ TTHC cho người dân, tổ chức;
trực tiếp phổ biến và huy động nhân dân chung tay thực hiện các nhiệm vụ, mục
tiêu cải cách hành chính nhà nước./.
Tác giả: Võ Nguyên